Khoanh vùng hạn chế khai thác nước dưới đất tại các đô thị lớn

(TN&MT) - Việc khai thác nước dưới đất để cung cấp cho các đô thị đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nước dưới đất đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu tới nguồn tài nguyên này như: cạn kiệt nguồn nước, gia tăng quá trình ô nhiễm, xâm nhập mặn nước dưới đất.

Khoanh vùng hạn chế khai thác nước dưới đất tại 9 đô thị

Theo báo cáo của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia – đơn vị chủ trì thực hiện Đề án Bảo vệ nước dưới đất tại các đô thị lớn, hiện nay cả nước có 795 đô thị, với tỷ lệ đô thị hoá đạt 35,2%, gồm: 02 đô thị đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 17 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 41 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV và 626 đô thị loại V. Giai đoạn I triển khai tại 09 đô thị trọng điểm là: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Mỹ Tho.
 

14 10 2019 1
Ông Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (thứ 3 từ trái sang phải) chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án

Ông Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cho biết: Từ năm 2013 – 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia chủ trì thực hiện Giai đoạn I của Đề án tại 09 đô thị trọng điểm là: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Mỹ Tho.

Kết quả thực hiện Giai đoạn I của Đề án đã làm sáng tỏ được cấu trúc địa chất thủy văn, điều kiện tồn tại, sự phân bố của các tầng chứa nước ở 9 đô thị lớn; xác định được tổng tiềm năng tài nguyên nước dưới đất, đánh giá đầy đủ nhất về hiện trạng chất lượng nguồn nước dưới đất, phân vùng các khu vực nước dưới đất có chất lượng tốt, bảo đảm cấp nước cho ăn uống sinh hoạt và phát triển kinh tế của 9 đô thị; thống kê đầy đủ và chi tiết tình hình khai thác sử dụng nước dưới đất, các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất đồng thời đánh giá được các nguy cơ ô nhiễm, nhiễm mặn và các tác động ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất tại 9 đô thị.

Trên cơ sở đánh giá chi tiết nguồn nước dưới đất, Đề án đã đề xuất được các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nước dưới đất ở 9 đô thị trọng điểm. Đồng thời, Đề án đã xây dựng được các hướng dẫn kỹ thuật là tài liệu hết sức hữu ích trong quá trình triển khai bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn giai đoạn tiếp theo đảm bảo khả thi và hiệu quả; xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác phần mềm và bộ cơ sở dữ liệu đồng bộ, đầy đủ về tài nguyên nước dưới đất. Kết quả Giai đoạn I của Đề án được bàn giao cho các địa phương làm cơ sở để quản lý và triển khai các giải pháp bảo vệ nước dưới đất, bảo đảm mục tiêu khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên nước.

Tiếp tục bảo vệ nước dưới đất tại 8 đô thị

Từ thực tiễn và những kết quả đạt được của Giai đoạn I, cho thấy việc tiếp tục triển khai thực hiện Giai đoạn II của Đề án là thực sự cần thiết và cấp bách. Theo đó, Đề án trong Giai đoạn II tiếp tục đánh giá nguồn nước dưới đất ở các đô thị lớn, qua đó, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nước dưới đất tại các đô thị lớn. Phạm vi thực hiện giai đoạn II tại 8 đô thị, bao gồm: Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Long Xuyên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Cà Mau với tổng diện tích là 2.746 km2. Các kết quả của Giai đoạn II cũng như toàn Đề án sẽ là tiền đề quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên nước dưới đất cho các địa phương trên cả nước.

Ông Triệu Đức Huy cho rằng, kết quả của Đề án sẽ là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên nước dưới đất ở các đô thị lớn; có thể sử dụng cho việc quy hoạch định hướng phát triển bền vũng của các đô thị lớn.

Đề án chỉ ra những khu vực dễ bị tổn thương và xây dựng bộ bản đồ chuẩn xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác. Đây là những cơ sở rất quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất ở các đô thị lớn. Với ý nghĩa ấy, đề án sẽ tiến hành khoanh định khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất, đặc biệt là khai thác nước dưới đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long có liên quan đến vấn đề sụt lún và sạt lở.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập75
  • Hôm nay15,803
  • Tháng hiện tại759,486
  • Tổng lượt truy cập17,475,351
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây