Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp,công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Đề án nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, các tổ chức sự nghiệp khác và hộ gia đình, cá nhân sử dụng có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh.

Thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng” (Đề án).

Để hoàn thiện các nội dung Đề án, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với 33 tỉnh tiến hành rà soát lại các nhiệm vụ đã và đang thực hiện có liên quan đến nội dung của Đề án để tránh trùng lắp Nội dung công việc thực hiện trong Đề án có liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương; nhu cầu kinh phí thực hiện lớn; nội dung công việc thực hiện và sản phẩm của Đề án nhằm giải quyết các vấn đề rất lớn về đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, hiện đang là vấn đề lớn xã hội quan tâm.

Các nội dung chính của Đề án như sau:

Mục tiêu tổng quát của Đề án là tăng cường hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, các tổ chức sự nghiệp khác và hộ gia đình, cá nhân sử dụng có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh (nông, lâm trường).

Cụ thể, Đề án sẽ: (i) Hoàn thành việc rà soát, xác định nguồn gốc sử dụng đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng; xác định cụ thể phần diện tích các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng và phần diện tích phải bàn giao cho địa phương.

(ii) Cung cấp hồ sơ kỹ thuật và pháp lý phục vụ quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung, lập phương án sử dụng đât, gắn việc bảo vệ và phát triển rừng với giảm nghèo bền vững, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống.

(iii) Xử lý kịp thời các vi phạm về quản lý, sử dụng đất; phát hiện những tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp, chính sách để xử lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; đề xuất giải pháp, xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai, thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho nhà nước theo quy định của pháp luật.

(iv) Hoàn thiện thủ tục, hồ sơ giao đất, cho thuê đất đồng bộ, thống nhất với ranh giới đất trên thực địa; hoàn thành việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận), lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.

(v) Tạo ra quỹ đất có quy mô diện tích lớn để phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn.

Đề án được thực hiện trên phạm vi 33 tỉnh đối với các đối tượng sau:

Đối tượng 1 là các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, vườn quốc gia, khu bảo tôn thiên nhiên và các tổ chức sự nghiệp có tên gọi khác thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, gồm: 87 đơn vị quản lý rừng đặc dụng, bao gồm: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, ban quản lý rừng đặc dụng (bao gồm cả đất rừng do hạt kiểm lâm quản lý); 194 ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị sự nghiệp, bao gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ, làng thanh niên lập nghiệp, tổ chức sự nghiệp khác, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc Bộ Công an.

Đối tượng 2 là các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp và các tổ chức có tên gọi khác hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, gồm: 94 công ty (bao gồm cả công ty thuộc Bộ Quốc phòng), trung tâm, tổng đội thanh niên xung phong.

Đối tượng 3 là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang quản lý, sử dụng đất do các nông, lâm trường và các tổ chức được chuyển đổi từ các nông, lâm trường bàn giao về địa phương trong quá trình thực hiện các Nghị quyết số 28-NQ/TW (2003), 30-NQ/TW (2014) và các Nghị định số 170/2004/NĐ-CP, 200/2004/NĐ-CP, 118/2014/NĐ-Cp.

Đề án thực hiện trong giai đoạn năm 2019 - 2022.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập291
  • Hôm nay82,351
  • Tháng hiện tại1,399,139
  • Tổng lượt truy cập18,976,796
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây