Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về đất đai của các nước trong khu vực và trên thế giới

Qua nghiên cứu mô hình tổ chức các cơ quan bảo vệ môi trường của các quốc gia trên thế giới cho thấy phần lớn các nước đều có mô hình tổ chức cơ quan quản lý môi trường độc lập, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
Phần lớn các nước có tổ chức Bộ hoặc cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường độc lập ở trung ương.

Trung Quốc hiện nay có 19 Bộ và 05 cơ quan ngang bộ, trong đó có Bộ Môi trường (Ministry of Environmental Protection). Quản lý nhà nước về môi trường tại Trung Quốc được phân theo các cấp hành chính: Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện và thành phố thuộc tỉnh. Bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến cấp huyện đều có các đơn vị chức năng về quản lý môi trường.

Bộ Môi trường Hàn Quốc là một trong 18 Bộ trực thuộc Chính phủ Hàn Quốc. Bộ Môi trường là đơn vị trực thuộc Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, ngoài khối cơ quan hành chính cấp Trung ương thì Bộ Môi trường Hàn Quốc được hỗ trợ bởi 8 văn phòng vùng và khối cơ quan nghiên cứu và dịch vụ công.

Bộ Môi trường Nhật Bản là một trong số 11 Bộ của Nhật Bản. Bộ Môi trường Nhật Bản là cơ quan cấp Bộ thuộc Nội các của Chính phủ Nhật Bản chịu trách nhiệm bảo tồn về môi trường, kiểm soát ô nhiễm, sức khỏe môi trường, quản lý chất thải và tái chế, bảo tồn thiên nhiên.

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA). Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ được được phân theo 2 khối trực thuộc sự quản lý của Văn phòng điều hành. Khối 1 là hệ thống các Văn phòng chức năng báo cáo trực tiếp Văn phòng điều hành. Khối 2 là hệ thống độc lập khối 1, cũng báo cáo trực tiếp Văn phòng điều hành bao gồm 10 văn phòng khu vực (Văn phòng điều hành; Văn phòng quản lý hành chính và nguồn lực; Văn phòng Không khí và Phóng xạ; Văn phòng thi hành và đảm bảo tuân thủ luật pháp (OECA); Văn phòng trưởng tài chính; Văn phòng tổng luật sư; Văn phòng tổng thanh tra; Văn phòng các hoạt động quốc tế; Văn phòng nghiên cứu và phát triển; Văn phòng chất thải rắn và ứng phó khẩn cấp; Văn phòng nước).

Bộ Môi trường Thụy Điển: Tổ chức bộ máy của Bộ Môi trường Thụy Điển bao gồm 8 Vụ (Vụ Khí hậu; Vụ Môi trường tự nhiên; Vụ Hóa học; Vụ Đánh giá môi trường; Vụ Điều phối và Hỗ trợ; Vụ Pháp chế; Vụ Quan hệ quốc tế; Vụ Truyền thông) và các cơ quan trực thuộc gồm: Hội đồng nghiên cứu về khoa học môi trường, nông nghiệp và kế hoạch không gian; Cơ quan về biển và quản lý nước; Cơ quan về hóa chất; Quỹ rác thải hạt nhân; Cơ quan bảo vệ môi trường; An toàn bức xạ Thụy Điển; Học viện Khí tượng thủy văn; Hội đồng quản lý môi trường.

Tại Campuchia, Bộ Môi trường đã được Chính phủ Hoàng gia Campuchia giao nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên thiên nhiên công bằng và bền vững và sinh kế bền vững. Bộ Môi trường có các đơn vị quản lý nhà nước như: Tổng cục Bảo vệ môi trương; Tổng cục Hành chính và Tài chính; Tổng cục Bảo tồn và Bảo vệ thiên nhiên; Tổng cục Cộng đồng và địa phương; Tổng cục Kiến thức và Thông tin môi trường;

Một số nước đã kiện toàn tổ chức bộ máy về môi trường một số lần, nhưng hiện nay đều trở thành Bộ Môi trường như: Trung Quốc, Canada, Hồng Kông, Ấn Độ.

Hiện nay, hợp tác về môi trường trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và nhiều tổ chức quốc tế về môi trường (Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về môi trường, Chương trình môi trường Liên hợp quốc, hợp tác về môi trường trong khuôn khổ ASEM, APEC, châu Á, khu vực Đông Á, Tổ chức quan chức cấp cao về môi trường ASEAN – ASOEN, Hợp tác tiểu vùng sông Mê - Công mở rộng, Hợp tác tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia) và thành viên của các Công ước quốc tế, Nghị định thư về môi trường (BCD, RAMSAR, BASEL, STOCKHOLM, NAGOYA, CATAGENA, v.v.).

Xu hướng phát triển chung của các nước đã phát triển đều phải trải qua giai đoạn rất dài để bảo vệ môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường, đó chính là khắc phục những vấn đề mặt trái của sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa. Vì thế, mục tiêu của các quốc gia đã phát triển đều hướng tới sự phát triển hài hòa và cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường, không chấp nhận đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. Thực tiễn hầu hết các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… là những nước đã phát triển, khá tương đồng với Việt Nam về kinh tế, xã hội, đều thực hiện mô hình Bộ Môi trường vào thời điểm như Việt Nam hiện tại hoặc sớm hơn khi xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở mức cao, phát sinh nhiều vấn đề môi trường phức tạp, nhạy cảm, tác động nhiều mặt lên đời sống kinh tế - xã hội của đất nước; vì vậy, không có lý do gì ở Việt nam lại không theo xu hướng phát triển của các quốc gia đã từng thực hiện thành công và xu hướng thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã tạo nên những thành công đó của các nước trên thế giới.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập317
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm287
  • Hôm nay86,618
  • Tháng hiện tại1,079,155
  • Tổng lượt truy cập18,656,812
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây