Cần hoàn thiện chính sách để phát huy hiệu quả phương thức đổi đất lấy hạ tầng

Trong bối cảnh nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ở nước ta ngày càng lớn thì hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) được coi là một cách làm hiệu quả nhằm thu hút nguồn lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.

Đối với quy định Luật Đất đai, sử dụng quỹ đất để tạo vốn đầu tư xây dựng hạ tầng thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất (điểm c Khoản 1 Điều 118). Việc thực hiện thanh toán quỹ đất để thực hiện dự án BT (đổi đất lấy công trình) được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy vậy đang tồn tại và nguyên nhân như một số địa phương thực hiện thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án BT theo hình thức giao đất chưa giải phóng mặt bằng hoặc đất đã giải phóng mặt bằng không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.Địa phương khó khăn trong việc bố trí kinh phí thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo một số chuyên gia, sửa đổi Luật đất đai sắp tới cần tập trung một số giải pháp chính như hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất sạch, thu hồi đất khi sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất theo quy định của Luật Đất đai, tổ chức đấu giá để hình thành một nguồn vốn riêng để đầu tư các dự án BT; sử dụng tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện thanh toán Hợp đồng BT.

Thứ hai, hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân để thông qua các danh mục các dự án, các khu đất, cơ sở nhà đất sau sắp xếp để đấu giá quyền sử dụng đất thanh toán dự án BT.

Hiện nay, Chính phủ đang giao Bộ Tài chính xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó sẽ sửa đổi các nội dung liên quan đến cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án BT Đây là định chế để thay thế Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án BT.
 

30 9 2019 1
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cần có quy định chi tiết về yêu cầu phân tích chi phí - lợi ích giữa cơ chế BT và cơ chế nhà nước đấu giá tài sản công để lấy nguồn kinh phí xây dựng hạ tầng hoặc làm cơ sở cho quyết định thực hiện dự án BT; các nội dung cụ thể cần được đề cập trong hợp đồng thực hiện dự án BT giữa nhà nước và nhà đầu tư. Không cho phép giao đất để trả cho nhà đầu tư trước khi nghiệm thu, hoàn thành đánh giá chất lượng và định giá giá trị; sử dụng đất ở để trả cho nhà đầu tư hạ tầng phải phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở cân đối với hạ tầng trong phát triển đô thị.

Đồng thời, phải có quy định cụ thể về yêu cầu công khai, minh bạch toàn bộ thông tin về dự án BT, tạo cơ chế để người dân tham gia giám sát và quy định trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước có liên quan. Cần quy định trách nhiệm kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất về triển khai các dự án BT của UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có dự án và của các Bộ có liên quan như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ TN&MT, Thanh tra Chính phủ và cơ thẩm quyền có liên quan.

Ngọc Bách

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập382
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm351
  • Hôm nay82,351
  • Tháng hiện tại1,371,563
  • Tổng lượt truy cập18,949,220
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây