Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Mua bán đất trái phép ở đặc khu kinh tế có thể bị xử lý, thậm chí bị thu hồi

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ sáng 22/5 về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà - Đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Nếu chúng ta làm tốt công tác truyền thông để người dân hiểu rõ việc mua bán đất công, mua bán đất trái phép ở đặc khu có thể bị xử lý, thậm chí bị thu hồi thì xu hướng này sẽ giảm đi và giảm bớt sức nóng của việc mua bán đất ở các đặc khu kinh tế…
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà - Đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu tại phiên thảo luận Tổ sáng 22/5. Ảnh: Việt Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà - Đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu tại phiên thảo luận Tổ sáng 22/5. Ảnh: Việt Hùng

Đồng tình với ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu trước đó, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, năm 2018 là năm mà đất nước vừa duy trì được sự ổn định, vừa phát triển đáp ứng được các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Quốc hội đã thông qua. “Nếu đánh giá đúng, đánh giá kỹ, chúng ta có thể thấy bức tranh tình hình kinh tế - xã hội đang sáng lên rất nhiều” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

"Những tháng đầu năm 2018, lần đầu tiên trong 7 năm gần đây tăng trưởng quý I đạt mức 7,38% - đây là năm đầu tiên mà chúng ta thay đổi quy luật - thường tăng trưởng thấp vào Quý I, tăng trưởng cao hơn vào quý III và quý IV hàng năm. Đó là con số rất đáng mừng.

Kèm theo tăng trưởng đó là công nghiệp, nông nghiệp, cơ khí chế tạo, dịch vụ, công nghiệp xây dựng… đều tăng rất rõ. Thị trường hàng hóa cũng đã mở ra rộng lớn hơn, thoát ra khỏi việc thiếu vắng thị trường như trước đây" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định.

Tiếp tục nhấn mạnh đến bức tranh kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, điều đáng mừng hơn là hơn một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 6 đã mang lại thay đổi trong tư duy và hành động. Bộ trưởng cũng phân tích, báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội cho thấy, các Nghị quyết Trung ương đã đặt ra rất đúng với tình hình hiện nay và đã đưa ra những giải pháp và chúng ta cũng không thể nóng vội để trong vòng một năm có thể thực hiện được hết các mục tiêu đó. Vì vậy, để có được những kiến nghị kịp thời, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần giải quyết được những vấn đề cụ thể cho các tháng còn lại của năm 2018. Theo đó, một trong những việc mà chúng ta đang hết sức nỗ lực bên cạnh việc Trung ương đã ra được các chủ trương, đường lối quan trọng là cần phải tiếp tục đổi mới và đổi mới toàn diện. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Chính phủ đang từng bước cụ thể hóa bằng cơ chế chính sách pháp luật, để đưa các chủ trương, đường lối đúng đắn đó vào áp dụng trong thực tiễn và đảm bảo được tính lâu dài.

"Để đưa các chủ trương, đường lối quan trọng đó vào thực tiễn thì vấn đề gì cần phải đưa sớm, những luật gì cần phải bàn, những luật gì để Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội đóng góp… để làm sao cơ chế đó sớm thể chế hóa, để có thể pháp luật hóa những tư tưởng đó cho tốt" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Ví dụ đối với những vướng mắc trong Luật Đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng chúng ta cần Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội thảo luận, có ý kiến, kiến nghị nghị để có thể giải quyết các vướng mắc trong suốt thời gian qua. Hay trong công tác thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Bộ trưởng cho biết để phù hợp với đề xuất thay đổi nền kinh tế hiện nay theo hướng không đánh đổi kinh tế lấy môi trường, phát triển kinh tế bền vững… thì Luật Bảo vệ môi trường cũng cần phải thay đổi.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đề cập đến công tác hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, trong công tác bảo vệ rừng, chính sách đối với đặc khu kinh tế…

Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến việc tổ chức thực thi các hệ thống văn bản pháp luật hiện hành là hết sức quan trọng, trong đó cần có sự vào cuộc, nâng cao năng lực của các cấp chính quyền. Vì theo Bộ trưởng, những tình trạng như khai thác cát trái phép, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép… cần phải được tăng cường sự giám sát, kiểm tra và xử lý của chính quyền các cấp.

Đề cập trực tiếp đến câu chuyện hiện nay ở một số đặc khu có hiện tượng mua bán chuyển nhượng đất đai, Bộ trưởng cho rằng, nếu như người dân mua bán đất công, đất chưa chuyển mục đích là trái pháp luật. Trên thực tế thì địa phương hoàn toàn có thể xử lý. Từ đó, Bộ trưởng nhấn mạnh “Nếu chúng ta làm tốt công tác truyền thông để người dân hiểu rõ việc mua bán đất công, mua bán đất trái phép ở đặc khu có thể bị xử lý, thậm chí bị thu hồi thì xu hướng này sẽ giảm đi và giảm bớt sức nóng của việc mua bán đất ở các đặc khu kinh tế…”.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập347
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay64,113
  • Tháng hiện tại1,044,533
  • Tổng lượt truy cập18,622,190
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây