Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Kon Tum

http://stnmt.kontum.gov.vn


Phát huy kỹ năng cộng đồng phòng chống thiên tai

Trước những diễn biến của thiên tai ngày càng phức tạp, việc sử dụng các kỹ năng của cộng đồng có vai trò quan trọng để giảm nhẹ thiệt hại.
nha cao dang
Nhà cao cẳng ở Cà Mau (ảnh: VOV)

Cách đây hơn 20 năm, cứ mỗi lần những nước từ dòng Mê Công đổ về hạ nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng là thời điểm các cuộc diễn tập trên quy mô lớn diễn ra ở ĐBSCL với những hoạt động tuyên truyền, huấn luyện người dân kỹ năng “chằng néo” nhà cửa trước mùa mưa lũ. Thế nhưng khi vắng lũ, các cuộc diễn tập cũng thưa dần.

Từ 20 năm trước, nhiều người dân vùng đầu nguồn lũ An Giang, Đồng Tháp đã cất nhà trên cột bê tông vững chắc chung sống với lũ. Chính vì vậy, nhiều chương trình từ tôn cao nền nhà, nhà trên cọc, đến cụm tuyến dân cư đã được hình thành. Các công trình này đã từng bước an cư cuộc sống của người dân vùng đầu nguồn.

Trong khoảng 5 năm trở lại, mô hình này được người dân nơi cuối đất Cà Mau nhân rộng. Người dân có cách gọi ví von hơn, đó là “nhà cao cẳng”. Giờ ở Cà Mau. Mô hình nhà này xuất hiện nhiều ở các nơi giáp biển như: Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi. Ngoài chống ngập nước, “nhà cao cẳng” có thêm không gian rộng rãi, thoáng đãng, có thể làm nơi tránh trú bão. Đây còn là cách dự phòng hữu hiệu chống được xâm nhập mặn, nước biển dâng. Chính vì vậy, việc diễn tập, tuyên truyền tập huấn kỹ năng thích ứng trước mọi diễn biến phức tạp của các hình thái thiên tai là rất cần thiết.

Gần đây, người dân ở U Minh Thượng (Kiên Giang) và U Minh Hạ (Cà Mau), Bến Tre… đã tận dụng mùa mưa để trữ nước ngọt “trời ban” trong lu, kiệu để dùng trong mùa khô hạn. Người dân Cà Mau cũng đã sẵn sàng trong tâm thế thích ứng với biến đổi khí hậu khi cất “nhà cao cẳng”.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây