Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Kon Tum

http://stnmt.kontum.gov.vn


Nguy cơ Tây Nguyên thiếu nước trên diện rộng

(TN&MT) - Vào thời điểm này, các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên mới bước vào giai đoạn đầu mua khô. Tuy nhiên, nhiều địa phương lượng nước ở các hồ đập đã xuống thấp, không đủ tưới cho cây trồng. Theo dự báo, với tình hình thời tiết như hiện tại, nhiều khả năng các địa phương ở Tây Nguyên sẽ đối mặt với đợt hạn hán khốc liệt trong thời gian tới.
Mực nước ở nhiều hồ đập đã xuống thấp

Người dân lo lắng vì thiếu nước tưới

Tại thời điểm này, nhiều vườn cà phê của một số địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk xuất hiện tình trạng héo lá vì nguồn nước cung cấp đã cạn. Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình anh Lò Văn Kiên(thôn Giang Xuân, xã Ea Đăh, Krông Năng) đang loay hoay đi tìm nguồn nước để đặt máy tưới vì con suối trước nhà đã cạn trợ đáy.

"Ra tết đến giờ mới tưới được 2 đợt nhưng mọi nguồn nước đã cạn kiệt. Vườn cà phê đã có nhiều cây héo rũ, vàng lá nhưng chưa biết lấy nước đầu về để cứu cây", anh Kiên lo lắng.

Theo ông Lê Văn Hiển, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Đăh, cho biết toàn xã có khoảng 3.000 hecta cây trồng nhưng nguồn nước từ hai công trình thủy lợi, một con suối chỉ đáp ứng được khoảng 50-100 ha. Lâu nay, người dân phải tự túc nguồn nước nhưng đến giờ phần lớn ao hồ, giếng khoan đã gần chạm đáy. "Đến giữa tháng 3 này, nếu không có mưa thì hàng ngàn hecta cây trồng tại xã có nguy cơ chết khô", ông Hiển dự báo.

ương tự, tại tỉnh Gia Lai các hồ chứa nước, đập thuỷ điện lượng nước cũng đang xuống rất thấp. Theo lãnh đạo xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh (Gia Lai) mọi năm vẫn đủ nước tưới cho cây nông nghiệp, nhưng từ sau Tết Nguyên đán 2020 xuất hiện tình trạng khan hiếm nước khiến nông dân gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Hữu Kiêm (thôn 6, xã Nghĩa Hưng) cho biết: Trước đây, khu vực này có hai nguồn nước tưới, một là của công ty cổ phần chè, hai là nước giếng của gia đình. Tuy nhiên, mới tưới một đợt thì nước đã cạn. “Hiện tôi chưa biết lấy nước ở đâu để tưới đây trong khi vườn cà phê đang có biểu hiện thiếu nước, lá héo”. Ông Kiêm buồn bã chia sẻ.

Hàng trăm hecta cây trồng có nguy cơ “chết khát”

Theo các báo cáo của ngành nông nghiệp, Đắk Lắk hiện có đến 605 hồ thủy lợi, dung tích hơn 600 triệu mét khối nước, cao nhiều nhất vùng Tây Nguyên.

Còn tỉnh Gia Lai có đến hơn 300 công trình thủy lợi gồm khoảng 100 hồ chứa, hơn 180 đập dâng và 42 trạm bơm, phục vụ khoảng 5 vạn hécta hoa màu. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nhiều hồ, đập dần cạn kiệt, lưu lượng nước ở các sông lớn tại 2 tỉnh này cũng giảm mạnh.

heo ông Trần Thế Hoan - Giám đốc Công ty Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk, cho biết, hiện tại Công ty trên quản lý hơn 300 công trình thủy lợi. Tính đến đầu tháng 3, ở 55 hồ, mức nước chỉ còn 50%-70%, 29 hồ có mức nước dưới 50% và 5 hồ cạn kiệt.

Các hồ cạn nước tập trung chủ yếu ở các huyện Ea H’leo, Lắk - nơi có diện tích trồng hoa màu lớn. “Trong vụ đông xuân 2019-2020, chúng tôi cung cấp nước cho hơn 50 nghìn ha cây trồng trong toàn tỉnh. Tuy nhiên hiện tại, mới vào đầu mùa khô mà nhiều hồ chứa cạn kiệt dần. Một số đập dâng chảy quá yếu nên không đủ cung cấp nước phục vụ tưới tiêu”. Ông Hoan thông tin thêm.

Tại tỉnh Đắk Nông, có 238 hồ chứa với tổng dung tích khoảng 35 triệu m3 , đến nay lượng nước chỉ còn khoảng 77%. Trong đó, có nhiều hô đã ở mức nước chết.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, tình trạng thiếu nước có nguy cơ lan ra trên diện rộng với gần 15.000ha cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó nặng nhất là huyện Cư Jút với khoảng 5.000ha, huyện Krông Nô với 2.500ha và huyện Đắk Mil trên 1.000ha.

Cần chủ động điều tiết nguồn nước phù hợp

Trao đổi thêm về vấn đề này, Ông Mai Trọng Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, cho biết hiện vẫn chưa có thống kê cụ thể diện tích cây trồng bị khô hạn, các công trình thủy lợi vẫn còn cung cấp nước tưới 1-2 đợt nữa.

Tuy nhiên, nhiều địa phương sẽ thiếu nước trầm trọng vào giữa tháng 3-2020. Trước mắt các địa phương cần chủ động, cân đối nguồn nước để đảm bảo cung ứng phù hợp cho cây trồng.

òn ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông, cho biết đang triển khai luân chuyển nguồn nước từ những nơi còn đảm bảo về những nơi khô kiệt để cứu cây trồng.

“Về lâu dài, địa phương đang gấp rút hoàn thành các dự án thủy lợi bằng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác, sớm đưa công trình vào sử dụng để chống hạn”. Ông Dần cho biết thêm.

Ông Nguyễn Thành Long - Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cho biết, hiện tại nhiều hồ, đập lớn ở tỉnh hiện có trữ lượng nước thấp, khó cung cấp đủ trong cả mùa khô hạn sắp đến. Các địa phương cần tổ chức nạo vét cửa lấy nước trên sông, suối để có nước chống hạn.

“Chúng tôi cũng hướng dẫn cách khắc phục tình trạng thiếu nước ở các giếng đào, giếng khoan và các công trình. Ngoài ra, cần đắp bao tải đất tại ngưỡng tràn đập dâng để nâng cao cột nước, chống hạn". Ông Long nói thêm.

Tại tỉnh Gia Lai, ngành nông nghiệp của tỉnh cũng đang ráo riết khuyến cáo bà con chủ động chống hạn cho cây trồng, tăng cường sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến để ứng phó với khô hạn trong thời gian tới.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây