Xử lý hiệu quả nguồn chất thải rắn đang gia tăng là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách, chính quyền các địa phương rất quan tâm, nếu muốn hướng đến phát triển bền vững.

Thực tế, trong thời gian qua, Chính phủ đã đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn và khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ dự án đầu tư xử lý chất thải rắn như: Nghị định 38/2015/NĐ-CP; Nghị định 19/2015/NĐ-CP; Nghị định 15/2015/NĐ-CP; Nghị định 155/2016/NĐ-CP; Nghị định 130/2013/NĐ-CP; Quyết định 2149/QĐ-TTg; Quyết định 798/QĐ-TTg; Quyết định 31/2014/QĐ-TTg; Quyết định 582/QĐ-TTg…

Thế nhưng trên thực tế vẫn còn có sự bất cập trong quản lý chất thải rắn, chưa thống nhất và đồng bộ trong quản lý chất thải từ trung ương tới địa phương; hiệu lực, hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt chưa cao; xu hướng, mức độ phát sinh chất thải rắn đang tiếp tục gia tăng, nhất là chất thải rắn sinh hoạt ở các khu vực đô thị.

Nguyên nhân chủ yếu do Việt Nam chưa có chế tài áp dụng và đồng bộ cho các công đoạn thu gom, xử lý chất thải rắn tại nguồn; nguồn lực còn hạn chế, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang áp dụng ở ngước ta ngày càng đa dạng nhưng hiệu quả thực tế chưa được tổng kết, đánh giá đầy đủ.

Bộ TN&MT cho rằng, thời gian tới, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Đó là kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác, tuyên truyền, bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Đồng thời tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý chất thải rắn, thu hút nguồn lực tham gia đầu tư trong lĩnh vực này….; ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về mô hình xử lý chất thải phù hợp…

Dự kiến thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050…

Để có nguồn lực mạnh, Việt Nam sẽ huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, nguồn ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường, vốn huy động từ các tổ chức… Đồng thời tiếp tục tăng cường xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và áp dụng cơ chế giá dịch vụ công trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt…

Để nâng tính khả thi của các giải pháp xử lý rác, Việt Nam tăng cường nghiên cứu khoa học, hiện đại hoá công nghệ và sản xuất thiết bị tái chế, xử lý chất thả rắn; định hướng các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện của các vùng miền, địa phương và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

Để có thể xử lý căn cơ bài toàn rác thải, Việt Nam cần thực hiện cho được 2 điều cốt yếu: phân loại rác tại nguồn và đánh giá rác thải như một nguồn tài nguyên.

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập324
  • Hôm nay86,183
  • Tháng hiện tại1,547,255
  • Tổng lượt truy cập19,124,912
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây