Ưu tiên đánh giá nhân rộng mô hình thích ứng biến đổi khí hậu

Thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ cần nhiều giải pháp mang tính đồng bộ như cơ chế chính sách, quy hoạch, huy động nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ và đánh giá nhân rộng các mô hình có tính thích ứng.
Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, các Bộ ngành, địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và thiết thực, trong đó hình thành, phát triển các mô hình thích ứng, có tính thực tiễn cao, hiệu quả kinh tế cao; khai thác và phát huy tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên nước.
Điển hình như triển khai mô hình chuyển đổi nông nghiệp bền vững theo hướng đảm bảo cơ cấu sản xuất thủy sản - cây ăn quả - lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái và triển khai hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn các tỉnh như Long An, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; đẩy mạnh ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm thuộc ngành nghề chế biến nông, thủy sản theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mô hình trồng lúa mùa chất lượng cao kết hợp nuôi tôm càng xanh tại tỉnh Kiên Giang; mô hình nuôi cá tra, nuôi tôm nước lợ, du lịch sinh thái tại tỉnh An Giang, mô hình lúa chịu mặn tại tỉnh Bến Tre; mô hình kinh tế hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị tại tỉnh Cà Mau
Mô hình tòa nhà công sở sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Vĩnh Long…,
Bên cạnh đó hình thành hệ sinh thái với các hoạt động như phát triển các mô hình nuôi tôm nước lợ bền vững; chuyển đổi nông nghiệp bền vững; chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng; phát triển giống cây ăn quả thích ứng với hạn hán, phát triển các giống cá nước ngọt chất lượng cao, phù hợp với đặc điểm của từng vùng sinh thái. Đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mặt hàng trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hình thành hoạt động tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với quản lý tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh mô hình sáng kiến thích ứng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long tổ chức việc hướng chuyển từ “sống chung với lũ” sang “chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn” và khai thác hợp lý tiềm năng tài nguyên nước lợ, nước mặn ở vùng ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Theo các ý kiến của chuyên gia, việc đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương khu vực cần tiếp tục ưu tiên tập trung đánh giá, phát triển đa dạng các mô hình và phổ biến nhân rộng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là các mô hình sáng kiến trực tiếp liên quan đến sinh kế người dân khu vực đồng sông Cửu Long.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập84
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm83
  • Hôm nay10,646
  • Tháng hiện tại754,329
  • Tổng lượt truy cập17,470,194
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây