Tạo bước đột phá trong xử lý rác thải sinh hoạt

(TN&MT) – Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhuân tại buổi tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia Hàn Quốc về xử lý rác thải rắn công nghiệp và rác thải rắn sinh hoạt thành năng lượng ở Việt Nam, sáng 18/6, tại Hà Nội.

Tham dự buổi làm việc, về phía Đoàn chuyên gia Hàn Quốc có Giáo sư Ahn Kyu Hong, Nguyên Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST); ông Lee Younsup, Chủ tịch Công ty Sung Ha và ông Sub Kwang Suk, Giám đốc điều hành Công ty Good farmers.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, hiện nay rác thải sinh hoạt là vấn đề nóng, nổi cộm của Việt Nam. Vừa rồi, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; trong đó đặc biệt chú ý đến chất thải rắn sinh hoạt. Chính phủ cũng giao Bộ TN&MT tham mưu Chính phủ ban hành cơ chế chính sách; quy chuẩn, tiêu chuẩn; lựa chọn giới thiệu các mô hình xử lý chất thải rắn nói chung, trong đó chú trọng rác thải rắn sinh hoạt.

Bày tỏ sự vui mừng được tiếp đón Đoàn chuyên gia Hàn Quốc, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân mong muốn có sự đầu tư cụ thể, trước hết là xử lý rác thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. Nếu tất cả rác thải ở nước ta sẽ được xử lý tạo thành năng lượng; khi đó vừa giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra nguồn năng lượng dồi dào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Thứ trưởng, quan điểm của Bộ TN&MT là sắp đến tạo bước đột phá trong xử lý rác thải sinh hoạt. Trong đó, tập trung 3 giải pháp chủ yếu: cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải rắn; công nghệ; cuối cùng là tuyên truyền, vận động trong vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

Hiện nay, công nghệ xử lý rác thải ở Việt Nam chủ yếu là chôn lấp, số ít được đốt. “Chúng tôi có tham mưu Thủ tướng Chính phủ sắp tới đi thẳng vào công nghệ hiện đại là đốt rác thải thành năng lượng”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói.

Ủng hộ công nghệ xử lý rác thải tạo thành năng lượng sớm được đưa vào Việt Nam, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân hy vọng sẽ có giải pháp sản xuất thiết bị tại Việt Nam để giảm chi phí, giá thành xử lý.

Về vấn đề này, Giáo sư Ahn Kyu Hong, Nguyên Phó Chủ tịch Viện KIST, cho biết, thông qua buổi làm việc, Đoàn chuyên gia Hàn Quốc muốn tìm hiểu hiện trạng của ngành công nghiệp này ở Việt Nam (lượng rác thải rắn công nghiệp và rác thải rắn sinh hoạt, các công nghệ đang sử dụng để xử lý rác thải rắn, hợp tác quốc tế trong xử lý rất thải rắn…) cũng như các chính sách khuyến khích của Chính phủ Việt Nam.

“Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu thị trường và có ý định liên doanh với đối tác Việt Nam và chuyển giao công nghệ. Khi đó, chúng ta có thể tự sản xuất các lò đốt tại đây, thậm chí có thể xuất khẩu trở lại Hàn Quốc, làm sao để chi phí ở mức hợp lý và tính hiệu quả cao”, Giáo sư Ahn Kyu Hong nói.
 

18 9 2019 5
Toàn cảnh buổi làm việc

Theo chia sẻ của Giáo sư Ahn Kyu Hong, ở Hàn Quốc rác thải chủ yếu được chôn lấp, giai đoạn ấy nước họ cũng không có phân loại rác. Chỉ 10 năm trở lại đây, hầu hết rác thải của đất nước họ được xử lý, đa số bằng công nghệ đốt tạo thành năng lượng.

Việt Nam đang quan tâm xây dựng nền công nghiệp môi trường. Do vậy, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân hy vọng có thể đẩy mạnh xử lý, làm sao bằng Hàn Quốc giai đoạn cách đây 5 năm đã là một thành công lớn.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập292
  • Máy chủ tìm kiếm60
  • Khách viếng thăm232
  • Hôm nay86,618
  • Tháng hiện tại1,097,469
  • Tổng lượt truy cập18,675,126
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây