Rơm rạ: Từ phế phẩm thành sản phẩm

Rơm rạ - phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp đang trở thành gánh nặng cho môi trường, khi mà tình trạng đốt rơm ra gia tăng mỗi mùa thu hoạch. Làm thế nào để biến phế phẩm này thành sản phẩm nhằm giảm ô nhiễm, tạo sinh kế cho người dân?
Rơm rạ có thể dùng vào nhiều mục đích hữu ích
Rơm rạ có thể dùng vào nhiều mục đích hữu ích

* Tăng ô nhiễm, lãng phí tài nguyên

GS.TS Phạm Văn Toản, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam(VAAS) chia sẻ, trong quá khứ, rơm rạ được coi là một loại sản phẩm phụ đa mục đích đối với người nông dân Việt Nam (sử dụng để đun nấu, lợp mái nhà, làm thức ăn chăn nuôi…). Nhưng khi ngành trồng trọt phát triển mạnh, sản lượng lúa ngày càng gia tăng, nguồn rơm rạ được tạo ra hàng năm tại Việt Nam là rất lớn (ước tính khoảng 50 triệu tấn/năm), thì rơm rạ lại dư thừa và trở thành nguồn chất thải cần xử lý.

Việc đốt rơm rạ tại hiện trường là một vấn đề lớn trong các hệ thống canh tác lúa thâm canh dẫn đến ô nhiễm môi trường, canh tác không bền vững và tăng phát thải khí nhà kính.

Theo Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), hiện mỗi năm Việt Nam đốt lãng phí trên 20 triệu tấn rơm rạ, chiếm khoảng 60%. Việc làm này không chỉ lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính, cản trở giao thông…

Các chất hữu cơ trong rơm rạ trong quá trình đốt sẽ biến thành các chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi. Quá trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng dioxid carbon (CO2) cùng với CO, CH4, NO2, SO2,... các khí trên đều rất có hại cho sức khỏe con người và làm tăng mức thải khí nhà kính vào bầu khí quyển.

Theo TS. Bjoern Ole Sander - Trưởng đại diện IRRI Việt Nam, lượng khí nhà kính phát thải từ sản xuất lúa gạo của Việt Nam chiếm khoảng 10% lượng khí nhà kính từ lúa gạo toàn cầu. Việc để lại rơm và gốc rạ trên ruộng ngập nước có nguy cơ làm tăng khí nhà kính từ 2 - 3 lần, khí nhà kính có thể giảm thiểu bằng cách làm tơi xốp đất. Ông nhấn mạnh, loại bỏ rơm rạ khỏi đồng ruộng làm giảm lượng phát thải khí nhà kính so với để lại rơm rạ, loại bỏ một phần rơm rạ có thể là một giải pháp tạm thời để giữ chân đất, tạo thêm thu nhập và giảm phát thải.

Thêm nữa, đốt rơm rạ là một hành động lãng phí tài nguyên. Việt Nam đang sở hữu nguồn “tài nguyên” sinh khối rơm rạ khổng lồ, nhiều tiềm năng (nguồn phân bón, chất dinh dưỡng cho đất, nguồn năng lượng tái tạo, nguồn vật liệu trồng nấm và thức ăn chăn nuôi). Tuy nhiên, trong quản lý đốt rơm rạ còn nhiều thách thức gồm: diện tích ruộng nhỏ manh mún; thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm từ tái sử dụng rơm rạ còn hạn chế; nhận thức của cộng đồng dân cư còn thấp…

Bên cạnh đó, rơm rạ là nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chiếm đến 50% trọng lượng của cây lúa, mỗi hecta trồng lúa có 10 - 12 tấn rơm rạ. Nếu không xử lý tốt không những không tận dụng nguồn hữu cơ mà còn gây ô nhiễm môi trường. Với hàng triệu tấn rơm rạ khô mỗi năm, đây là nguồn nguyên liệu quý nếu sử dụng hợp lý làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.

* Tăng giá trị cho rơm rạ

Để tận dụng nguồn tài nguyên từ rơm rạ, Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) và tổ chức BMZ (Đức) đã thực hiện dự án Dự án quản lý rơm rạ được triển khai trong 3 năm, bắt đầu từ tháng 2/2016 tại 03 nước: Campuchia, Philippines và Việt Nam.

TS. Martin Gummert - Trưởng dự án Quản lý rơm rạ (IRRI) cho biết, bước đầu, dự án đã thí điểm thu gom rơm rạ đầu tiên năm 2016 đã đóng góp 50% lượng rơm rạ trong mùa khô được thu gom tương đương giảm 50% lượng rơm rạ bị đốt trong mùa khô; phát triển công nghệ cacbon hóa và ủ phân hữu cơ từ rơm rạ; phát triển các thực hành về sản xuất nấm rơm cải tiến và an toàn, được nhân rộng ở Campuchia và Philippine thông qua tập huấn; nâng cấp chuỗi giá trị và gắn kết rơm rạ vào thị trường các sản phẩm có giá trị cao.

Dự án thực hiện tập huấn cho giảng viên nguồn về quản lý rơm rạ bền vững cũng như hỗ trợ ra quyết định trong đầu tư máy cuộn rơm và dịch vụ thu gom rơm rạ. Lập kế hoạch xây dựng mô hình trình diễn về thu gom rơm rạ, ủ phân hữu cơ, chế biến thức ăn gia súc, trồng nấm và tổ chức các hội thi trình diễn thiết bị công nghệ thu gom xử lý rơm rạ.

Từ đó, đóng góp vào thúc đẩy các thực hành tại ĐBSCL khi có tới 30 - 50% lượng rơm rạ được thu gom trong mùa khô, tương đương giảm được 50% lượng rơm đốt trong mùa khô. Không những vậy, dự án còn tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân từ việc tận dụng và xử lý triệt để rơm rạ.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập419
  • Máy chủ tìm kiếm75
  • Khách viếng thăm344
  • Hôm nay53,477
  • Tháng hiện tại1,033,897
  • Tổng lượt truy cập18,611,554
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây