Nguy cơ lớn từ biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học

Bên cạnh áp lực của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội thì biến đổi khí hậu là một thách thức khiến đa dạng sinh học tiếp tục suy thoái, nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng sẽ là tác nhân có thể tác động làm thay đổi cấu trúc, vùng phân bố của các loài sinh vật và mức độ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái ở Việt Nam.
Cụ thể là sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác đã ảnh hưởng đến các hệ sinh thái. Thời gian ra hoa hay chế độ di cư cũng như phân bố loài đã có những thay đổi được ghi nhận trên toàn thế giới.
* Thay đổi quy luật sinh trưởng của động thực vật
Hai vùng đồng bằng và khu vực ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật đa dạng trong đó.
Trong điều kiện BĐKH, mức độ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái bị suy giảm dẫn đến suy giảm chức năng dịch vụ của chúng và suy giảm sản lượng của các ngành sản xuất này. Khi có sự thay đổi nhiệt độ, sự ra hoa của thực vật đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ trước đó khoảng 1 tháng và các loài ra hoa vào mùa xuân đáp ứng nhanh hơn các loài khác, cây hàng năm bị tác động mạnh hơn các loài cây lâu năm; các loài cây thụ phấn nhờ côn trùng bị ảnh hưởng nhiều hơn các loài thụ phấn nhờ gió. Một số loài côn trùng sẽ xuất hiện sớm hơn bình thường khi nhiệt độ môi trường tăng lên. Do đó, sự thay đổi khí hậu gây ra tác động rất nghiêm trọng đến thụ phấn côn trùng và thực vật có hoa.
Sự thay đổi này có thể do năm có nhiệt độ ấm và thời gian rét ngắn thì cây ra hoa sớm hơn, năm có nhiệt độ thấp và thời lạnh kéo dài thì cây ra hoa muộn hơn. Những tác động tương tự của sự gia tăng nhiệt độ cũng làm ảnh hưởng đến các loài côn trùng gây hại cho cây trồng và vật nuôi, dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Một nghiên cứu dự báo đến năm 2070, các loài cây nhiệt đới vùng núi ở Việt Nam sẽ phát triển ở khu vực cao hơn hiện tại khoảng từ 100 m đến 500 m và dịch chuyển lên vùng phía Bắc khoảng 100km đến 200km so với vị trí hiện tại của chúng. Trong khi đó, diện tích có sự phân bố của các loại thực vật mang tính á nhiệt đới có thể bị thu hẹp. Tuy nhiên, các loài động thực vật sinh sống ở các khu vực đất thấp và ven biển sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn khi phải thích nghi với môi trường sống cao hơn và dịch chuyển nhiều hơn về Tây hoặc phía Bắc của Việt Nam.
25 5 2022 8
Sự biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng… khiến sản lượng và chất lượng thủy hải sản bị suy giảm
* Giảm sản lượng và chất lượng thủy hải sản
Với nguồn lợi thủy sản và nghề cá, năng suất của ngành thủy sản phụ thuộc vào đa dạng sinh học. Các hệ sinh thái biển Việt Nam là cơ sở duy trì trữ lượng cá biển trên 5,3 triệu tấn và hàng năm có thể đáp ứng khoảng 47% nhu cầu protein của người dân. Tuy nhiên, BĐKH có thể tác động mạnh mẽ đến chất lượng, sản lượng của thủy hải sản.
Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật. Nhiệt độ tăng còn làm làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm. Các thay đổi diễn ra trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế xã hội đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái.
 Trong bối cảnh BĐKH, tiềm năng về đánh bắt hải sản cũng sẽ bị giảm mạnh trong điều kiện nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng cao, đại dương nóng lên và axít hóa đại dương. Các loài động vật không xương sống và cá ở biển đều là động vật biến nhiệt, rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh. Nhiệt độ nước biển tăng cũng làm giảm khả năng hòa tan oxy trong nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các loài thủy sản do hạn chế sự hô hấp. Độ mặn ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài hải sản.
Hiện tượng axit hóa đại dương cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ đa dạng của các hệ sinh thái biển. Tác động lên đa dạng sinh học thể hiện ở chỗ axit hóa sẽ phá hủy các ion cacbonat, là thành phần cấu tạo của nhiều sinh vật đại dương như san hô, sinh vật có vỏ và nhiều sinh vật phù du để hình thành lớp vỏ bao phủ bên ngoài. Dù chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về tác động của quá trình axit hóa đại dương, tuy nhiên những tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật, đe dọa hủy hoại mạng lưới thức ăn chắc chắn sẽ ảnh hưởng mật độ các cá thể, mức độ đa dạng của loài và hệ sinh thái biển nói chung, cũng như các hệ sinh thái san hô.
Trong báo cáo đánh giá tác động của BĐKH lần thứ 5 (AR5) của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhận định rằng, quá trình nóng lên của đại dương dẫn tới sự gia tăng hấp thụ năng lượng của đại dương. Đại dương đã hấp thụ khoảng 30% lượng các-bon phát thải từ thời kỳ tiền công nghiệp, và đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng axít hóa đại dương. Hiện tượng này trong nước biển ảnh hưởng đến sự ổn định của các chất khoáng có canxi, và môi trường chung của các sinh vật biển. Thêm vào đó, các quá trình tạo oxy trong nước, sự phân hủy và tạo ra nguồn sinh dưỡng cho các sinh vật thủy sinh trong nước biển bị giảm đi đáng kể.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập129
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay29,542
  • Tháng hiện tại792,993
  • Tổng lượt truy cập17,508,858
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây