Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với biến chuyển của khí hậu

Tác động của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến mức độ, xu thế, tính chất hoạt động của các đợt lạnh và nóng bất thường vào mùa đông ở khu vực miền núi phía Bắc. Trong khi đó, tại nhiều tỉnh miền Trung xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Các vấn đề này đang được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm nguyên nhân, đề xuất giải pháp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

* Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa đông miền Bắc

“Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới sự xâm nhập của các đợt lạnh và nóng ấm bất thường trong mùa đông ở khu vực miền núi phía Bắc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” là đề tài do TS. Võ Văn Hòa, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc bộ, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ nhiệm, được triển khai từ năm 2017 và dự kiến hoàn thành năm 2020.

Đề tài đã đánh giá được mức độ, xu thế, tính chất hoạt động của các đợt lạnh và nóng ấm bất thường vào mùa đông trên khu vực miền núi phía Bắc cũng như tác động của chúng trong những thập kỷ gần đây; nhằm phục vụ đời sống sản xuất của bà con nơi đây.

Đề tài đã hoàn thành 29 báo cáo thuộc 04 nội dung; tiến hành thu thập và xây dựng được bộ số liệu quan trắc khí tượng bề mặt và số liệu tái phân tích từ 1979-2015. Ngoài ra, đề tài cũng đã thu thập và xây dựng được bộ số liệu thời kỳ chuẩn (baseline) từ 1986-2005 và kịch bản biến đổi khí hậu (RCP4.5 và RCP8.5) của cơ quan Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) từ 4 mô hình khí hậu toàn cầu (GCM) cho giai đoạn 2020-2050 để phục vụ nghiên cứu dự tính sự biến đổi của số đợt lạnh và nóng ấm bất thường trong mùa đông ở khu vực vùng núi phía Bắc.

Các kết quả xác định cho thấy trung bình năm có 4 đợt lạnh bất thường và 3 đợt nóng bất thường xảy ra trong đó năm có nhiều đợt lạnh và nóng bất thường nhất tương ứng là 6 và 4 đợt. Các đợt lạnh bất thường chủ yếu xảy ra vào chính và cuối đông, trong khi các đợt nóng ấm bất thường chủ yếu xảy ra vào đầu và cuối đông. Nguyên nhân gây ra các đợt lạnh và nóng ấm bất thường trong mùa đông chủ yếu do hoạt động trái qui luật của áp cao lạnh Seberia và áp thấp nóng phía Tây.

Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, những nghiên cứu bước đầu của đề tài đã góp phần đánh giá mức độ, xu thế, tính chất hoạt động của các đợt lạnh và nóng ấm bất thường vào mùa đông trên khu vực miền núi phía Bắc cũng như tác động của chúng trong những thập kỷ gần đây; đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu đến mức độ, xu thế, tính chất hoạt động của các đợt lạnh và nóng bất thường vào mùa đông trên khu vực miền núi phía Bắc, từ đó có những điều chỉnh nhằm phát triển sản xuất cho bà con nơi đây.

* Ứng cứu nguồn nước ngầm miền Trung

Tại miền Trung, để đánh giá được thực trạng xâm nhập mặn, mức độ dễ bị tổn thương của các tầng chứa nước ven biển miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu; ứng dụng thí điểm cho công trình cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” đã được phê duyệt triển khai từ năm 2016 và dự kiến hoàn thành năm 2019.

Để tài do TS. Tạ Thị Thoảng, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội làm chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá được thực trạng xâm nhập mặn và xác định được các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá được mức độ dễ bị tổn thương các tầng chưa nước ven biển miền Trung.

Tính đến nay đề tài đã hoàn thành 27 báo cáo, 04 sơ đồ, 375 phiếu điều tra, tổ chức 02 hội thảo khoa học, tiến hành 04 đợt khảo sát thực địa và điều tra bổ sung…Trên cơ sở đó, đề tài đã nghiên cứu được các vấn đề như: tổng quan vấn đề nghiên cứu các giải pháp hạn chế xâm nhập mặn trên thế giới và Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu; đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn các tầng chứa nước trầm tích bở rời ven biển miền Trung phần điều tra bổ sung; nghiên cứu lựa chọn giải pháp và thiết kế công trình điển hình hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển Ninh Thuận phần cập nhập và điều tra bổ sung dữ liệu.

Để tìm giải pháp khoa học “ứng cứu” nguồn nước ngọt ngầm ven biển miền Trung, khu vực đang chịu xâm mặn và hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô, Đề tài nghiên cứu khoa học sẽ đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp khoa học, công nghệ hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Đồng thời, khi hoàn thiện, công trình sẽ được áp dụng kết quả nghiên cứu cho công trình cụ thể ngoài thực tế (thiết kế và/hoặc thi công). Đồng thời, đưa ra Báo cáo đánh giá thực trạng xâm nhập mặn của các tầng chứa nước ven biển miền Trung: Thực trạng quản lý, khai thác; thực trạng suy giảm nguồn nước tại các tầng chứa nước.

Đề tài nghiên cứu khoa học cũng sẽ hệ thống lại để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của các tầng chứa nước dưới đất ven biển miền Trung trong điều kiện biến đổi khí hậu; nguyên nhân, tồn tại, hạn chế trong việc bảo vệ, quản lý và khai thác các tầng chứa nước ngầm. Ngoài ra, đề tài cũng sẽ xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá xâm nhập mặn và tính dễ bị tổn thương của các tầng chứa nước ven biển do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Cơ sở dữ liệu GIS về mức độ tổn thương của các tầng chứa nước, về cảnh báo nguy cơ nhiễm mặn nước dưới đất, đề xuất Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất cho toàn bộ khu vực nghiên cứu và tại một số khu vực trọng điểm.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
 
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập356
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm311
  • Hôm nay78,612
  • Tháng hiện tại996,507
  • Tổng lượt truy cập18,574,164
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây