Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn (16/9): 35 năm thực hiện công ước Vienna

Thông điệp Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2020 nhằm nhấn mạnh thành quả sau 35 năm thế giới chung tay loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô - dôn. “Tấm lá chắn” của Trái đất đang phục hồi tốt và các nhà khoa học dự đoán, nếu cộng đồng quốc tế tiếp tục tuân thủ Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, tầng ô-dôn sẽ khôi phục nguyên trạng vào khoảng giữa thế kỷ này.

* Thế giới nỗ lực phục hồi tầng ô - dôn

Ngay từ những năm cuối 1970, các nhà khoa học đã nhận ra sự suy giảm mật độ ô-dôn trên tầng bình lưu của khí quyển. Sự suy giảm này đã gây ra những lỗ thủng cho tầng ô-dôn, đặc biệt tại hai vùng cực của Trái đất. Các nghiên cứu sau đó đã từng bước chứng minh rằng các khí chlorofluorocarbons (CFC) và một số họ chất liên quan khác như Halon, Chlortetracycline (CTC), HCFC… là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Các chất khí CFC được sử dụng làm khí nén trong các bình xịt và trong công nghệ làm mát như tủ lạnh, máy điều hòa không khí...

Việc tầng ô-dôn xuất hiện lỗ thủng tầng làm gia tăng cường độ tia cực tím tới bề mặt Trái đất. Hệ quả trực tiếp tới sức khỏe con người là có thể làm tăng tỉ lệ ung thư da và đục thủy tinh thể, đồng thời, gây hại cho các hệ sinh thái trên Trái đất. Nhận thức được mối nguy hại này, các quốc gia trên thế giới đã đồng ý thông qua Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ô-dôn vào năm 1985.

Đến năm 1987, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn ra đời trong khuôn khổ Công ước Vienna. Bằng nhiều nỗ lực khác nhau, các quốc gia, các nhà khoa học và ngành công nghiệp đã cùng nhau cắt giảm triệt để lượng tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Nhờ có Nghị định thư Montreal, lỗ thủng của tầng ô-dôn ở Nam Cực đã thu hẹp nhất kể từ khi được phát hiện và được mong đợi sẽ trở về nguyên trạng trước năm 1980 vào giữa thế kỷ.

Nhằm tăng cường sự hiểu biết về Nghị định thư Montreal, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thống nhất lấy ngày 16/9 hằng năm là Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn. Các nước thành viên của Nghị định thư, trong đó có Việt Nam, đều tổ chức sự kiện Ngày Ô-dôn với nhiều hoạt động thiết thực. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ô-dôn tới cộng đồng và toàn xã hội.

* Việt Nam tích cực loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

Nhận thức rõ tầm quan trọng của tầng ô-dôn tới sức khỏe con người và môi trường sinh thái, ngày 26/1/1994, Chính phủ Việt Nam chính thức ký tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về kiểm soát, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Việt Nam cũng đã phê chuẩn các Bản sửa đổi, bổ sung thuộc Nghị định thư như: Bản sửa đổi, bổ sung London, Copenhagen vào năm 1994, Bản sửa đổi, bổ sung Montreal và Bắc Kinh vào năm 2004 và mới đây nhất là Bản sửa đổi, bổ sung Kigali vào tháng 9/2019.
 

16 9 2020 2
Lỗ thủng tầng ô-dôn đang dần hồi phục

Trong điều kiện của một nước đang phát triển và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang thể hiện nỗ lực cao của quốc gia trong các hoạt động bảo vệ tầng ô-dôn và góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Cụ thể, Việt Nam đã loại bỏ hoàn toàn các khí gây suy giảm mạnh tầng ô-dôn như CFC, halon và CTC vào năm 2010, loại trừ hoàn toàn tiêu thụ HCFC-141b nguyên chất sử dụng trong sản xuất xốp từ năm 2015 (khoảng 1.274 tấn HCFC-141 đã được loại trừ trong giai đoạn 2012 - 2015) theo đúng lộ trình đã cam kết.

Năm 2020, Việt Nam phấn đấu giảm 35% mức tiêu thụ cơ sở của HCFC và tăng lên 67,5% vào năm 2025; về cơ bản chấm dứt nhập khẩu HCFC vào năm 2030.

* Hành lang pháp lý tương đối hoàn thiện

Để đạt được những kết quả này, Việt Nam đã ban hành và thực thi nhiều quy định và chính sách quan trọng để từng bước kiểm soát lâu dài và loại trừ các chất gây suy giảm tầng ô-dôn. Điểm nhấn quan trọng là vào ngày 30/12/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT quy định về hạn ngạch nhập khẩu cũng như thủ tục nhập khẩu của các chất HCFC theo quy định của Nghị định thư Montreal.

Theo Bản sửa đổi, bổ sung Kigali, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cần xây dựng kế hoạch quản lý, loại trừ các chất HFC, nhằm mục tiêu không gia tăng lượng tiêu thụ các chất HFC từ năm 2024 và loại trừ 80% lượng tiêu thụ các chất HFC vào năm 2045. Nhằm triển khai lộ trình này, mới đây nhất, hai Bộ tiếp tục ban hành Thông tư 05/2020/TT-BCT ngày 16/3/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT.

Nội dung Thông tư đã điều chỉnh hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC và bổ sung quy định về cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu đối với các chất HFC. Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam xây dựng thông tin dữ liệu về hoạt động xuất, nhập khẩu, làm cơ sở tính toán mức tiêu thụ cơ sở các chất HFC của Việt Nam trong các năm tới đây.

Theo TS.Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, một trong những bước tiến mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam là việc luật hóa các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn. Cụ thể, các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn được dự kiến đưa vào Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020, cùng với Nghị định cụ thể hóa các quy định của Luật về lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính kiểm soát theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

“Có thể nói, Việt Nam đang nỗ lực hết mình để hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến việc quản lý, loại trừ các chất gây suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính bị kiểm soát góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi của tầng ô-dôn và giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu” – ông Tăng Thế Cường khẳng định.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập438
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm434
  • Hôm nay50,605
  • Tháng hiện tại1,031,025
  • Tổng lượt truy cập18,608,682
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây