Đăng tải lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu

Dự thảo Thông tư đã được xây dựng, bảo đảm quy đinh chi tiết các nội dung được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định (gồm điểm c khoản 3 Điều 90; điểm c khoản 4 Điều 91; điểm b khoản 3 Điều 92; khoản 6 Điều 92). Dự thảo Thông tư cũng quy định chi tiết các nội dung kỹ thuật liên quan chặt chẽ với nội dung đo đạc, báo cáo, thẩm định và bảo vệ tầng ô-dôn được Nghị định giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn. Dự thảo Thông tư gồm 5 Chương, 24 Điều kèm theo các phụ lục, quy định 3 nội dung chính như sau:
Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet
(1). Hướng dẫn đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.
(2). Hướng dẫn thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
(3). Danh mục và hướng dẫn sử dụng, thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.
Dự thảo Thông tư đã được xin ý kiến các thành viên Tổ soạn thảo tại cuộc họp Tổ soạn thảo; xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức và chuyên gia trong nước và quốc tế có liên quan tại các Hội thảo tham vấn; phối hợp với Vụ Pháp chế tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Thông tư theo ý kiến của các cơ quan, tổ chức và chuyên gia có liên quan tại các cuộc làm việc và hội thảo. Đến nay, dự thảo Thông tư đã được hoàn thiện với các nội dung chính cụ thể như sau:
a) Hướng dẫn đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu:
Quá trình xây dựng nội dung này đã rà soát, nghiên cứu các văn bản quy phạm, các hướng dẫn, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan. Đối với các công bố quốc tế, bao gồm: Tiêu chuẩn quốc tế ISO-14091 (2021): “Thích ứng với biến đổi khí hậu - Hướng dẫn đánh giá tính dễ bị tổn thương, tác động và rủi ro”; các Báo cáo của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC AR4, IPCC AR5); các công trình nghiên cứu của các tổ chức như: UNDP, UNEP, WB, ADB, GIZ, JICA; các hướng dẫn của các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Ấn Độ, Pakistan. Đối với các công bố trong nước, bao gồm: các nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường; các công trình, các hướng dẫn do các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ.
Dự thảo Thông tư đã làm rõ “đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là việc xác định các ảnh hưởng bất lợi và có lợi; xác định tính dễ bị tổn thương, rủi ro và tổn thất, thiệt hại của biến đổi khí hậu đối với hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội trong một phạm vi không gian và thời gian xác định”. Đối tượng thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là các cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 90 và đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường. Báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là một nội dung trong đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch quy định tại điểm g khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường. Dự thảo cũng quy định chi tiết nội dung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội; quy định trình tự thực hiện đánh giá gồm 9 bước, mỗi bước đều được quy định cụ thể các nội dung cần thực hiện và hướng dẫn chi tiết việc xác định các chỉ số đánh giá tại Phụ lục kèm theo Thông tư. Dự thảo cũng quy định các nội dung về yêu cầu khi thực hiện đánh giá; thông tin, dữ liệu phục vụ đánh giá và quy định về báo cáo.
b) Hướng dẫn thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
Quy định các đối tượng thực hiện thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở cấp lĩnh vực và cơ sở. Cung cấp các mẫu thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và cấp cơ sở; trình tự thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính; báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và cấp cơ sở. Các trình tự thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính và báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính cấp cơ sở đáp ứng các yêu cầu về thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính; báo cáo mức giảm nhẹ khí nhà kính cấp cơ sở và trình tự thẩm định theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 14065).
c) Danh mục và hướng dẫn sử dụng, thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát:
Nội dung bao gồm Danh mục các chất làm suy giảm tầng ô-dôn cấm sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; Danh mục các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal sử dụng có điều kiện; Danh mục các chất khí nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal sử dụng có điều kiện; Danh mục các sản phẩm, thiết bị, hàng hóa có chứa chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát. Quy định về thông tin, hướng dẫn sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát: tên gọi thông thường, tên viết tắt, tiền tố, ký hiệu, tên hóa học, công thức hóa học; giá trị tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn, giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu; mã HS của các chất được kiểm soát; yêu cầu về biện pháp quản lý, thời gian áp dụng đối với hoạt động sản xuất, nhập khẩu và sử dụng các chất được kiểm soát theo cam kết của quốc gia.
Thông tư quy định việc thu gom, vận chuyển các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát: yêu cầu về đối tượng thực hiện thu gom, vận chuyển các chất được kiểm soát; thiết bị chuyên dụng tối thiểu cần thiết, trình độ và lĩnh vực đào tạo đối với kỹ thuật viên, các yêu cầu khác có liên quan về đảm bảo an toàn lao động. Các yêu cầu kỹ thuật trong Thông tư bao gồm các quy định về tái chế, tái sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát: yêu cầu về thiết bị chuyên dụng và tiêu chuẩn chất lượng cần đạt đối với trường hợp chất được tái chế hoặc tái sử dụng; tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát: tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật về xử lý chất thải nguy hại, yêu cầu về công nghệ và thiết bị chuyên dụng tối thiểu để xử lý, tiêu hủy các chất được kiểm soát. Đối tượng thực hiện tiêu hủy các chất được kiểm soát có thể tham gia cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon.
Để bảo đảm tính khả thi và tiếp tục hoàn thiện dự thảo Thông tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đăng tải xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân, nhân dân và doanh nghiệp. 

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập327
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm282
  • Hôm nay86,618
  • Tháng hiện tại1,088,631
  • Tổng lượt truy cập18,666,288
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây