Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu: Kỳ vọng phát triển kinh tế xanh, bền vững

2016-2020 là giai đoạn thứ 3 Việt Nam triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu với kỳ vọng tái cấu trúc, hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa và bền vững.
Trồng rừng là một hoạt động được ưu tiên của Chương trình giai đoạn 2016-2020
Trồng rừng là một hoạt động được ưu tiên của Chương trình giai đoạn 2016-2020
Giai đoạn đầu tiên 2008-2010 đã khởi động thành công khi nhận thức của toàn xã hội nâng lên rõ rệt. Giai đoạn 2011-2015 – giai đoạn triển khai nhiều dự án nhằm tạo ra hệ thống văn bản pháp lý và định hướng chiến lược cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Nỗ lực để đạt kết quả toàn diện
Theo TS. Trương Đức Trí, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, sau 5 năm thực hiện 2011-2015, với sự tham gia của các Bộ, ngành và 63 tỉnh thành cùng sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, sự nỗ lực chủ động của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu đã đạt được kết quả toàn diện. Từ hệ thống thể chế, chính sách được hoàn thiện đến nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế; từ nhận thức cộng đồng được nâng lên rõ rệt đến vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế được khẳng định.
Cụ thể, Chương trình đã đánh giá được mức độ biến đổi khí hậu, nước biển dâng; cập nhật kịch bản chi tiết đến từng địa phương; tạo lập được hệ thống cơ sở dữ liệu biến đổi khí hậu, nước biển dâng gắn với mô hình số độ cao phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Từ kết quả này, các Bộ, ngành, địa phương đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến từng lĩnh vực, từng khu vực. Đã có 10 Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các Bộ TN&MT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tai, xây dựng…; các tỉnh như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bến Tre, Ninh Thuận, Trà Vinh, Sóc Trắc là những ngành, những địa phương đi đầu trong triển khai ứng phó.
Cùng với việc nghiên cứu, đánh giá tác động, định ra kế hoạch hành động, nhận thức của cộng đồng, từ cán bộ lãnh đạo đến người dân đã nâng lên rõ rệt. Điều đó có ý nghĩa tiên quyết cho việc triển khai hiệu quả các dự án sau này.
“Có thể nói, trong giai đoạn 2011-2015, việc xây dựng thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu là điểm nhấn nổi bật. Hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng đã ra đời trong giai đoạn này, tạo nền tảng cho công tác quản lý Nhà nước và thực thi các hoạt động về biến đổi khí hậu, tạo ra định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam trong 10, 20 năm tới”, ông Trí nói.
Có thể kể đến Nghị quyết 24-NQQ/TƯ của Ban chấp hành Trung ướng đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu; Luật Bảo vệ môi trường có riêng một chương về Ứng phó với biến đổi khí hậu; Luật Khí tượng thủy văn có riêng một chương về Giám sát biến đổi khí hậu…
Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2008, cộng đồng quốc tế đã đặc biệt quan tâm đến Việt Nam – quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tận dụng các cơ hội, chúng ta đã tăng cường hợp tác, thể hiện rõ quan điểm, lập trường của mình trên các diễn đàn quốc tế đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của các nhà tài trợ. Các đối tác phát triển, tiên phong là Chính phủ Đan Mạch, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Canada, Australia, Hà Lan… đã có nhiều hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực trong ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam, cả ở cấp trung ương và địa phương.
* Giai đoạn 2016-2020: Đặt vấn đề tăng trưởng xanh trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 có thêm hợp phần tăng trưởng xanh cho thấy Việt Nam nhìn nhận rõ ràng rằng, để ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả, Việt Nam phái chuyển mình, chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng xanh, bền vững.
Nếu như các giai đoạn trước, các hoạt động tập trung vào đánh giá tác động để nhận diện rõ biến đổi khí hậu, định hướng ứng phó thì giai đoạn này, các hoạt động đó tiếp tục được tăng cường.
Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Trương Đức Trí cho biết, ở cấp Trung ương, các Bộ, ngành tiếp tục xây dựng và cập nhận kết hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050; rà soát, cập  nhật quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi, giao thông, xây dựng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu; đánh giá khí hậu quốc gia…
Trong giai đoạn này, các Bộ, ngành nghiên cứu để thực hiện thí điểm mô hình phát triển sinh kế cộng đồng ở khu vực đồng bằng sông Hồng thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước…
Ở cấp địa phương, các tỉnh, thành tiếp tục đánh giá khí hậu địa phương, cập nhật các kế hoạch hành động. Các dự án mà các tỉnh tập trung thực hiện là xây dựng, nâng cấp các đoạn kê để nâng khả năng kiểm soát lũ; xây dựng hệ thống hồ chứa nước ngọt; hệ thống kiểm soát nước mặn…
Bên cạnh đó, việc Việt Nam triển khai Thỏa thuận Paris trong giảm phát thải được xem là nội dung quan trọng trong giai đoạn 2016-2020. Vì thế, nhiều hoạt động được tăng cường hơn so với các giai đoạn trước. Có thể kể đến việc triển khai một số hành động chính sách bắt buộc về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, các địa phương chú trọng vào thực hiện 42 dự án trồng rừng ngập mặn ven biển, phòng hộ đầu nguồn. Mục tiêu là đến năm 2020 trồng, phục hồi 10.000 ha rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, hấp thụ 02 triệu tấn khí CO2 mỗi năm và tạo sinh kế ổn định cho người dân.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 kỳ vọng sẽ phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản. Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên; tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững.


BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
 
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập438
  • Máy chủ tìm kiếm180
  • Khách viếng thăm258
  • Hôm nay81,168
  • Tháng hiện tại930,885
  • Tổng lượt truy cập18,508,542
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây