Cần quan tâm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Những năm qua, ngày Môi trường thế giới (5/6) đã trở thành sự kiện toàn cầu, được hàng triệu người ở hơn 100 quốc gia, tổ chức hưởng ứng tham gia. Sự kiện này giúp cho mọi người nâng cao ý thức, cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường (BVMT).

Ông Huỳnh Thúc Viên- Chi cục trưởng Chi cục BVMT (Sở Tài nguyên và Môi trường - TN&MT) cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 cơ sở sản xuất công nghiệp và 2 cơ sở rác thải nằm trong danh mục cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó, phải kể đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi và bãi xử lý rác huyện Đăk Glei. Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi dù đã được đầu tư khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung theo cụm bằng công nghệ vi sóng với tổng mức đầu tư hơn 10,95 tỷ đồng nhưng một số loại chất thải y tế vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để. Còn bãi xử lý rác huyện Đăk Glei đã có dự án xây dựng với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa có đủ nguồn vốn để xây dựng. UBND huyện Đăk Glei mới bố trí 1,35 tỷ đồng để cải tạo, đầu tư xây dựng một số hạng mục để xử lý tạm thời nên tình trạng ô nhiễm vẫn còn diễn ra.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn bãi rác các huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Kon Rẫy cũng nằm trong tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. UBND tỉnh đang đề nghị Bộ TN&MT xem xét, hỗ trợ kinh phí để địa phương có nguồn vốn triển khai xử lý.
 

5 6 2020 5
Thu gom rác thải tại phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum). Ảnh: T.N

Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã quy hoạch, xây dựng 4 khu công nghiệp (KCN), 14 cụm công nghiệp (CCN), 18 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, do điều kiện của tỉnh còn khó khăn nên việc bố trí kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là các hạng mục xử lý chất thải cho các KCN, CCN, làng nghề này còn nhiều hạn chế, vì vậy việc xử lý môi trường vẫn chưa được triệt để.

Theo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, tại KCN Hòa Bình, chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom với khối lượng khoảng 10 tấn/ngày; 15% tái chế, tái sử dụng; 85% được thu gom và xử lý. Chất thải rắn (CTR) công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất, các KCN, CCN, các nhà máy, xí nghiệp phân tán được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau, chủ yếu tập trung vào phương pháp tái chế, đốt, chôn lấp tự do hoặc hợp đồng với đơn vị thu gom vận chuyển đến bãi chôn lấp chung với CTR sinh hoạt. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp không nguy hại và nguy hại tại các cơ sở công nghiệp, KCN, CCN vẫn còn diễn ra tự phát, chưa được quản lý.

Theo số liệu thống kê của Sở TN&MT, khối lượng CTR trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 212 tấn/ngày, trong đó có 92 tấn CTR sinh hoạt đô thị và 120 tấn CTR sinh hoạt nông thôn. Tỷ lệ thu gom rác có sự khác nhau giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn; trong đó, tại khu vực đô thị khoảng 75% (tương đương với 69 tấn/ngày) và khu vực nông thôn 50% (tương đương với 60 tấn/ngày). Tại một số khu vực nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, chưa có đội thu gom hoặc thu gom chưa thường xuyên dẫn đến rác thải gây ô nhiễm môi trường cục bộ và làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.

Ông Trương Đạt - Phó Giám đốc Sở TN&MT cho hay: Hiện nay, 9/10 huyện, thành phố có bãi xử lý CTR tập trung (chỉ còn huyện Ia H’Drai chưa có bãi rác). Hầu hết các bãi chôn lấp có quy mô nhỏ, nên xảy ra tình trạng quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Công tác thu gom CTR sinh hoạt tại thành phố Kon Tum được thực hiện bởi Công ty cổ phần Môi trường Đô thị; ở các huyện do Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị thực hiện, nhưng hầu hết CTR sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn, gây khó khăn trong việc phân loại, xử lý.

Cũng theo ông Đạt, hiện nay, thành phố Kon Tum và các huyện đều có quy hoạch khu vực xử lý CTR sinh hoạt tập trung. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 5 dự án đã và đang đầu tư xây dựng, gồm Nhà máy xử lý rác thải thành phố Kon Tum, bãi rác các huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Hà. Trừ Nhà máy xử lý rác thải của thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà xử lý bằng phương pháp đốt, làm phân vi sinh và chôn lấp, các bãi rác còn lại tại các huyện chỉ đơn thuần là tập trung rác, đốt thủ công hoặc tự phân hủy. Các công trình này hiện nay bị hư hỏng, quá tải, xuống cấp, không đáp ứng các yêu cầu về BVMT.

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ các cơ sở công nghiệp, KCN, CCN, cơ sở y tế, các bãi rác... rất cần sự quan tâm đầu tư kinh phí và huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp. Cùng với đó, ngành chức năng cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... nhằm góp phần bảo vệ môi trường chung.

Năm 2019, ngành chức năng tổ chức gần 10 cuộc thanh kiểm tra về chấp hành quy định của pháp luật về lĩnh vực môi trường. Qua thanh kiểm tra, đã xử phạt vi phạm hành chính 8 cơ sở gây ô nhiễm môi trường với tổng số tiền 38,6 triệu đồng.

BBT (Nguồn: báo kontum.com.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập134
  • Hôm nay26,187
  • Tháng hiện tại789,638
  • Tổng lượt truy cập17,505,503
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây