Một số kết quả nổi bật của Chương trình khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất và đánh giá khoáng sản giai đoạn 2016 - 2020

Theo khung chương trình Địa chất và Khoáng sản (TNMT.03/16-20) giai đoạn 2016 - 2020 đặt ra 03 nội dung nghiên cứu chủ yếu (chi tiết trong bảng 2 của phụ lục kèm theo). Đến thời điểm đánh giá giữa kỳ số lượng các đề tài đã và đang thực hiện trong Chương trình đều đảm bảo thuộc nội dung của khung chương trình TNMT.03/16-20 đã đặt ra tại quyết định 2246/QĐ-BTNMT, ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các đề tài thuộc Chương trình có nội dung bám sát vào các mục tiêu, hướng vào giải quyết đúng nhu cầu, ưu tiên về nâng cao năng lực quản lý nhà nước, ứng dụng các phương pháp, công nghệ hiện đại và xác lập cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả trong điều tra cơ bản địa chất khoáng sản. Cụ thể, đã ứng dụng hệ phương pháp điều tra, thăm dò và các diện tích có triển vọng về quặng đất hiếm ở khu vực Tây Bắc Việt Nam; Phục vụ cho công tác quy hoạch khoáng sản đất hiếm ở khu vực Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung; Xây dựng bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:250.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam và các nhiệm vụ thành lập bản đồ môi trường phóng xạ theo tỷ lệ khác nhau; Định hướng cho công tác tìm kiếm, thăm dò khoáng sản; giảng dạy, đào tạo trong các cơ sở đào tạo; trao đổi khoa học quốc tế và các dạng công việc khác cần đến bản đồ địa chất; Ứng dụng đồng vị bền trong nghiên cứu địa chất và khoáng sản ở Việt Nam; Định hướng cho công tác nghiên cứu, đánh giá khoáng sản volfram ở các điểm quặng, điểm mỏ; Tổ hợp các phương pháp nghiên cứu địa chất - khoáng sản và viễn thám hợp lý để xác định cấu trúc địa chất phục vụ công tác dự báo triển vọng khoáng sản; Ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thám trong nghiên cứu cấu trúc địa chất.

Một số kết quả nổi bật của Chương trình Chương trình khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất và đánh giá khoáng sản giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

Đề tài "Cải tiến quy trình đo địa chất phản xạ 2D ở khu vực đồi núi phục vụ nghiên cứu cấu trúc địa chất, điều tra đánh giá khoáng sản ẩn sâu", mã số TNMT.2016.03.01: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp đủ cơ sở khoa học và thực tế để xây dựng quy trình thu nổ, hiệu chỉnh, xử lý phân tích tài liệu địa chấn phản xạ 2D trên những vùng có điều kiện phức tạp phù hợp với điều kiện kỹ thuật, máy móc thiết bị và trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Đây là những định hướng rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tiềm kiếm và điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản ẩn sâu, đặc biệt hiệu quả với khoáng sản dạng tầng trên phần đất liền có địa hình phức tạp, đã rút ngắn được thời gia thi công thực địa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cán bộ trong ngành địa vật lý.

Đề tài “Nghiên cứu cải tiến máy thu của trạm đo SuperSting IP/R8 để thu liên tục thế phân cực trong miền thời gian và áp dụng thử nghiệm đánh giá chi tiết khoáng sản kim loại trong đo vẽ lập bản đồ địa chất”, mã số TNMT.2016.03.06 đã ứng dụng các thiết bị đo Data logger là công nghệ hiện đại, góp phần cải tiến máy thu của trạm đo SuperSting IP/R8, chế tạo máy đo VN-IP 01 có tính năng mới đó là tốc độ thu và ghi liên tục các tín hiệu thế phân cực trong miền thời gian phù hợp với điều kiện kỹ thuật, máy móc thiết bị và trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực trong việc áp dụng phương pháp địa vật lý đối với công tác điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản kim loại trong đo vẽ lập bản đồ địa chất. Sản phẩm máy thu VN-IP01đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và cấp sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu, chất lượng hàng hóa cấp số 4-2018-26934 ngày 26 tháng 11 năm 2018. Đây là những định hướng rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu cải tiến và chế tạo thiết bị máy móc phục vụ công tác tiềm kiếm và điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản ẩn sâu. Kết quả thiết kế, cải tiến và chế tạo máy trong sản xuất, nhất là phân tích một cách cặn kẽ vấn đề nhiễu nguồn gốc khác nhau gây tác động trực tiếp lên số liệu đo và khó phân biệt các dị thường phân cực có các bản chất địa chất khác nhau, đã rút ngắn được thời gia thi công thực địa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cán bộ trong ngành địa vật lý.

Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm trầm tích hang động ở một số khu vực miền Bắc Việt Nam, góp phần luận giải quá trình cổ khí hậu giai đoạn Pleistocen muộn - Holocen (khoảng 30.000 năm trở lại đây)”, mã số TNMT.2016.03.04 đã đóng góp khoa học mới về phương pháp luận về nghiên cứu cổ khí hậu thông qua phương pháp phân tích đồng vị C13, O18 của măng đá. Đây là những định hướng mới, rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu cổ khí hậu, nhất là có thể áp dụng trong việc luận giải quá trình BĐKH từ 30.000 năm trở lại đây ở miền Bắc Việt Nam nói riêng và ở Việt Nam nói chung để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng với BĐKH hiện nay.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập250
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm248
  • Hôm nay86,618
  • Tháng hiện tại1,086,957
  • Tổng lượt truy cập18,664,614
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây