Bộ TN&MT: Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử liên ngành, địa phương

Với việc ban hành kiến trúc chính phủ điện tử 2.0, Bộ TN&MT là Bộ, ngành đầu tiên có được văn bản quan trọng này để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng Chính phủ điện tử của ngành, hướng tới ngành TN&MT số, Chính phủ số và nền kinh tế số.

* Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0

Bộ TN&MT đã ứng dụng thành công nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu để thay đổi hoàn toàn phương thức làm việc truyền thống bằng môi trường mạng điện tử; gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, cơ bản 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ; 100% văn bản và điều hành, của các bộ, ngành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử gắn với chữ ký số; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia; rút ngắn trên 30% thời gian họp và sử dụng tài liệu giấy. Từng bước thực hiện chuyển đổi, tiến tới ngành tài nguyên và môi trường số, tiếp cận với cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ông Lê Phú Hà, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên và môi trường cho biết, Bộ TN&MT là Bộ đầu tiên phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0. Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường là tài liệu mô tả chi tiết các thành phần Chính phủ điện tử của Bộ TN&MT từ Trung ương đến địa phương, kết nối, liên thông với các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân, khu vực, quốc tế; thể hiện việc tham chiếu, kết nối các quy trình nghiệp vụ, ứng dụng, dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin và các thành phần khác tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Kiến trúc xây dựng nhằm thiết lập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ TN&MT và làm cơ sở tham chiếu cho Kiến trúc công nghệ thông tin của các Sở TN&MT địa phương.

* Năm 2019: Nhiều dấu ấn đậm nét trong xây dựng Chính phủ điện tử

Theo báo cáo Chính phủ của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ ngành, địa phương thực hiện và đạt kết quả quan trọng Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong các bộ ngành tích cưc, hiệu quả tham gia xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT).

Trước tiên, các bộ ngành, địa phương đặt quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử hiện thực hóa chủ trương Chính phủ phục vụ, kiến tạo; có chuyển biến cơ bản trong việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia, số lượng văn bản điện tử được trao đổi qua mạng đạt khoảng 87%.

Khai trương vận hành Cơ sở dữ liệu Bảo hiểm xã hội, kết nối với Hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp với co sở dữ liệu bảo hiểm thông qua Hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông tin từ Trung ương đến địa phương của Bộ Thông tin và Truyền thông để liên thông thủ tục cấp giấy đăng ký khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cho 2 trẻ em dưới 6 tuổi. Sau hơn một tháng thử nghiệm ở 13 tỉnh, thành phố đã có hơn 15.000 hồ sơ được liên thông cấp giấy khai sinh ở cấp xã, phương và thẻ bảo hiểm y tế ở cấp huyện. Khi mở rộng triển khai toàn quốc số lượng hồ sơ xử lý liên thông đạt khoảng 8.000 hồ sơ/1 ngày.

Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa để kết nối, chia sẻ tri thức cho các tầng lớp xã hội trong thời đại số. Đến nay, dữ liệu mở có hơn 100.000 dataset; ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trong lĩnh vực giáo dục có hơn 10.000 câu. Năm 2019, Hệ tri thức Việt số hóa có bước phát triển mạnh mẽ với sự kiện khai trương bản đồ VMAP có hơn 24 triệu địa chỉ, tạo nền bản đồ cho các ứng dụng kinh tế - xã hội, góp phần phát triển thương mại điện tử và Hệ thống thông tin nhân đạo điện tử (Inhanddao) tin học hóa hoạt động hội chữ thập đỏ, phát triển nền tảng thiện nguyện số.

Cổng Dịch vụ công quốc gia được đưa vào vận hành đầu tháng 12 năm 2019 là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ tra cứu thông tin, giám sát tình trạng giải quyết thủ tục hành chính và tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính; cung cấp chức năng đăng nhập một lần (SSO) để thực hiện thủ tục hành chính tại Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh. Hệ thống các cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Dịch vụ công trực tuyến của một số lĩnh vực có hiệu quả cao như các dịch vụ thuế (99,8% doanh nghiệp khai thuế điện tử), hải quan (99,7% doanh nghiệp thực hiện hải quan điện tử), kho bạc (80% đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch tại kho bạc nhà nước tỉnh, quận, thị xã); đăng ký kinh doanh (75% đăng ký doanh nghiệp qua mạng), lĩnh vực công thương (DVCTT mức độ 3, 4 tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ Công Thương).

Đặc biệt, kết quả theo các nhóm nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết số 17/NQCP như thể chế phát triển Chính phủ điện tử; Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử; Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử để cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp; Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

Cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp thông qua phương thức làm việc. Tính đến nay, đã có hơn 230.000 văn bản điện tử gửi, hơn 627.000 văn bản điện tử nhận từ các cơ quan thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia; người dân, doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công có tính ứng dụng công nghệ thông tin cao.

Phát triển bền vững Chính phủ điện tử thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương chi thường xuyên tối thiểu 1% ngân sách cho hoạt động này tại địa phương; Bộ Tài chính phối hợp với để có mục chi hàng năm cho CPĐT; 100% các bộ, ngành, địa phương có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu và Trung tâm giám sát an toàn, an ninh mạng.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập336
  • Máy chủ tìm kiếm47
  • Khách viếng thăm289
  • Hôm nay83,901
  • Tháng hiện tại1,482,321
  • Tổng lượt truy cập19,059,978
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây