Dấu ấn công nghệ bản đồ, vệ tinh năm 2019

Vệ tinh “made in Vietnam” bay vào vũ trụ; nền tảng bản đồ số Vmap là hai trong số các công nghệ mà người Việt tạo ra góp phần không nhỏ trong giám sát TN&MT, quản lý tài nguyên…

Trong năm 2019, lần đầu tiên, vệ tinh do kỹ sư Việt Nam thiết kế bay vào vũ trụ. Vệ tinh này được đặt tên là Micro Dragon, mang theo ước mơ vươn tới không gian của các nhà khoa học trong nước. Sự kiện này đã giúp Việt Nam viết tên lên bản đồ khoa học vũ trụ thế giới.

Sau khi phóng lên vệ tinh ngày 18/01/2019, các kỹ sư Việt Nam cùng các giáo sư, chuyên gia Nhật Bản điều khiển vệ tinh làm việc trên quỹ đạo gồm: chụp ảnh, thu nhận, truyền tín hiệu từ vệ tinh.
 

15 1 2020 2
Thông số kỹ thuật của vệ tinh Micro Dragon

Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh màu nước biển của vùng biển ven bờ của Việt Nam để đánh giá chất lượng, thành phần nước biển, phụ vụ bảo vệ môi trường biển cũng như đánh bắt thuỷ sản. Nhóm đã phối hợp các nhà nghiên cứu chuyên ngành ở Việt Nam, đề ra yêu cầu vệ tinh phải chụp được ảnh ở 14 giải phổ để ảnh có đủ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyên ngành; đặt hàng các công ty Nhật Bản cung cấp linh kiện theo yêu cầu. Cuối cùng, nhóm tích hợp các linh kiện, thiết bị để hoàn thiện, lập trình, điều khiển vệ tinh. Phóng vệ tinh là khâu cuối cùng, triển khai kết quả chế tạo vệ tinh của nhóm chuyên gia Việt Nam. Đây cũng là bài học và cơ hội để các kỹ sư Việt Nam học cách đưa vệ tinh lên quỹ đạo, điều khiển, lắp đặt đưa vệ tinh về trạng thái làm việc ngoài không gian.

Điểm nhấn nổi bật năm 2019 còn là sự kiện ra mắt nền tảng bản đồ số Vmap. Với 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước, bản đồ số với tên gọi Vmap cung cấp cho người dùng địa chỉ chi tiết tới từng ngõ, ngách, thôn, bản. Khác với một số nền tảng bản đồ và định vị khác, Vmap hiển thị các lớp bản đồ riêng, có khả năng hiển thị chi tiết địa chỉ từng số nhà ở cả thành thị, miền núi và vùng sâu vùng xa.

Đây là kết quả sau 1 năm triển khai trong khuôn khổ Đề án Chính phủ "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa". Với mạng lưới hơn 12.000 điểm phục vụ cùng hơn 50.000 lao động trải rộng tới tận cấp xã, thôn bản và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và kinh nghiệm thu thập dữ liệu trong nhiều lĩnh vực, Bưu điện Việt Nam được giao là đơn vị chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng và triển khai dự án "Nền tảng dữ liệu Bản đồ số Việt Nam" - Vmap. Đây chính là kết tinh của trí tuệ Việt Nam trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Thông qua Smartphone đã cài đặt phần mềm có các tính năng thu thập dữ liệu, gắn tọa độ, thời gian, chụp ảnh… mỗi nhân viên Bưu điện, đoàn viên, thanh niên sẽ thực hiện thu thập tên địa chỉ (hộ gia đình, cửa hàng, địa điểm…); địa chỉ chi tiết của địa điểm (số nhà, đường phố, hẻm, xóm…) và các ghi chú về loại đối tượng (nhà hàng, nhà dân, ngân hàng, chợ… ). Sau khi xác nhận thông tin chuẩn, dữ liệu sẽ được tích hợp và đưa lên bản đồ số Việt Nam tại địa chỉ https://map.itrithuc.vn hoặc https://vmap.vn.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay85,004
  • Tháng hiện tại1,534,553
  • Tổng lượt truy cập19,112,210
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây