Quy định trách nhiệm cụ thể trong quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông

Hiện nay, khai thác khoáng sản trái phép nói chung còn diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước (riêng cát, sỏi lòng sông, cuối năm 2017 vẫn còn diễn ra tại trên 20 tỉnh, thành phố). Mặc dù Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan đã cố gắng triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, nhất là cát, sỏi lòng sông. Tuy nhiên, quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông khá phức tạp; khai thác trái phép chưa được giải quyết triệt để, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái diễn; công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép ngày càng khó khăn, phức tạp. Hậu quả là gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở bờ sông, bãi sông… gây bức xúc dư luận.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 về việc tăng cường hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Theo đó, đã yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kỷ cương; ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; các địa phương đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép. Chính phủ đã bổ sung 01 Chương quy định cụ thể trách nhiệm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của UBND các cấp; nội dung phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/ 11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản (thay thế Nghị định số 15/2012/NĐ-CP); đã bổ sung các hành vi cần xử phạt; tăng mức xử phạt đối với một số hành vi, nhất là cát, sỏi lòng sông trái phép lên 2-3 lần so với trước đây trong Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế Nghị định 142/2013/NĐ-CP).

Riêng đối với cát, sỏi lòng sông, từ cuối năm 2015 đến năm 2017, Chính phủ đã tổ chức 03 Hội nghị quy mô lớn, trong đó có 02 Hội nghị trực tuyến vào tháng 10/2015 và tháng 7/2017 để các Bộ, ngành liên quan và 63 tỉnh, thành phố cả nước bàn các giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông và cửa biển. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo việc tạm dừng cấp phép mới các dự án nạo vét, khơi thông luồng hàng hải; chỉ đạo đẩy nhanh việc nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu xây dựng thay thế cát tự nhiên; nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn. Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 01/TT-BTNMT ngày 13/01/2016 quy định đơn giản hơn mạng lưới công trình khi thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý.

Có một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép thời gian qua, đó là: (1) Công nghệ khai thác cát, sỏi lòng sông đơn giản, phương tiện khai thác cát, sỏi gọn nhẹ và linh hoạt; hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép diễn ra bất kể ngày - đêm, kể cả những ngày lễ, gây khó khăn cho cơ quan chức năng; (2) Nhiều địa phương chưa kiên quyết xử lý người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi buông lỏng trách nhiệm, thậm chí dung túng cho hoạt động khai thác trái phép; (3) Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong quản lý khoáng sản ở khu vực có chung địa giới hành chính của hai huyện hoặc hai tỉnh trở lên; xử lý chưa kiên quyết, đồng bộ và kịp thời đối với hoạt động khai thác trái phép, nhất là đối với cát, sỏi lòng sông; chưa kiểm soát chặt chẽ các bến bãi tập kết cát, sỏi.

Giải pháp tiếp tục trong thời gian tới, trước mắt, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; các địa phương tiếp tục ban hành quy chế phối hợp trong quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản; tăng cường kiểm tra, cương quyết xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra hoạt động khai thác trái phép, nhất là đối với cát, sỏi; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Thông báo số 325/TB-VPCP ngày 25/7/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ TN&MT đã hoàn thành dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thay thế Chỉ thị số 03/CT-TTg và đang lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện.

Về giải pháp lâu dài, Bộ TN&MT đã hoàn thành, trình Chính phủ ban hành Nghị định quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông để xem xét, ban hành vào cuối năm 2018. Theo đó, nội dung của Nghị định đã quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan (TN&MT, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an) và UBND cấp tỉnh trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông từ khâu lập quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác đến quản lý hoạt động tập kết, mua bán, vận chuyển cát, sỏi lòng sông, đồng thời gắn với yêu cầu bảo vệ lòng, bờ, bãi sông...

 

Nguồn tin: Cổng TTĐT Bộ TNMT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập248
  • Hôm nay86,618
  • Tháng hiện tại1,093,848
  • Tổng lượt truy cập18,671,505
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây