Đấu giá quyền khai thác và mua cát, sỏi lòng sông từ 10/4

(TN&MT) - Nghị định số 23/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 10/4/2020 quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông phải tuân thủ theo nguyên tắc thực hiện thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2020 quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, có hiệu lực thi hành từ 10/4/2020. Nghị định quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông phải đảm bảo tuân thủ quy định liên quan của Luật Khoáng sản và theo nguyên tắc: thực hiện thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trừ trường hợp thuộc khu vực không đấu giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
 

4 3 2020 1
Từ 10/4, đấu giá quyền khai thác và mua cát, sỏi lòng sông. Ảnh minh họa

Trước khi cấp phép thăm dò, khai thác đối với khu vực lòng sông giáp ranh hai địa phương, UBND cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của UBND cấp tỉnh địa phương giáp ranh; lấy ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa, phòng chống thiên tai, thủy lợi theo quy định tại nghị định trên.

Nghị định 23 nêu rõ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đấu giá quyền khai thác cát, sỏi lòng sông để cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàntheo quy định của pháp luật khoáng sản; Chủ trì tổ chức đấu giá đối với khối lượng sản phẩm là cát, sỏi lòng sông thu hồi được từ các dự án nạo vét duy tu, nạo vét luồng thuộc vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

Bên cạnh đó, nghị định quy định phương tiện vận chuyển cát, sỏi lòng sông phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật giao thông đường thủy và quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản. Quá trình vận chuyển trên sông, chủ phương tiện phải mang theo hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của cát, sỏi; thông tin, dữ liệu, sổ sách, chứng từ về khối lượng đang vận chuyển; bên bán phải xuất hóa đơn cho bên mua.

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, theo quy định có hiệu lực từ 11/1/2019, dự án nạo vét vùng nước đường thủy gồm hai loại: sử dụng nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đầu tư. UBND cấp tỉnh tổ chức quản lý dự án xã hội hóa nạo vét, lựa chọn nhà đầu tư qua hình thức đấu thầu. Trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư, Bộ GTVT, UBND cấp tỉnh bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện.

Đối với sản phẩm nạo vét, UBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện hoạt động thu hồi, quản lý tài nguyên, khoáng sản thông qua hoạt động nạo vét đường thủy.

Mặc dù vậy, sau hơn một năm triển khai, đến nay trên hệ thống đường thủy quốc gia chưa có dự án xã hội hóa nạo vét luồng đường thủy nào được triển khai theo nghị định trên.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm133
  • Hôm nay17,969
  • Tháng hiện tại781,420
  • Tổng lượt truy cập17,497,285
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây