Các chủ trương quan trọng của Đảng và quy định của Hiến pháp, luật chuyên ngành về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Dưới đây tóm tắt các chủ trương quan trọng của Đảng và quy định của Hiến pháp, luật chuyên ngành về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực địa chất và khoáng sản.

Hiến pháp năm 2013, tại Điều 53 đã khẳng định tài nguyên khoáng sản là tài sản công” thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu phải tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản; bảo vệ, quản lý để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả loại tài sản này phục vụ nhu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Điều 80 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Bộ TN&MT, theo đó, Tổng cục có trách nhiệm: Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; Lập để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản; phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Đề án Chính phủ; Khoanh định, trình Bộ trưởng Bộ TN&MT công bố các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền; Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản; Thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng sản; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về khoáng sản.

Tổng quan các nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ cho ngành địa chất đến vài chục năm tới.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay86,618
  • Tháng hiện tại1,090,241
  • Tổng lượt truy cập18,667,898
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây